Thức là gì ? Căn Trần Thức - Biết rõ chân tư
Căn bản Phật Học, Phật có dậy trong các bộ kinh, nhất là kinh Lăng Nghiêm rất tỉ mỉ về Căn, Trần và Thức là gì ? Thức là gì và đi đâu về đâu?
Biết rõ chân tướng của Thức để mà dừng vọng tâm và mở Tri Kiến Phật .
Căn:
--------
Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân Ý
Trần:
----------
Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp
Thức:
---------
Nhãn thức
Nhĩ thức
Tỷ thức
Thiệt thức
Thân thức
Ý thức
Mạt Na thức
và A Lại Da Thức
Nhãn là mắt, Sắc Trần là cảnh vật
Khi Nhãn Căn gặp Sắc Trần thì Nhãn Thức sinh ra
Nhĩ là tai, Thanh Trần là âm thanh
Khi Nhĩ Căn gặp Thanh Trần thì Nhĩ Thức sinh ra
Tỷ là mũi, Hương Trần là mùi hương
Khi Tỷ Căn gặp Hương trần thì Tỷ Thức sinh ra
Thiệt là lưỡi, Vị Trần là mặn ngọt chua cay đắng
Khi Thiệt Căn gặp Vị trần thì Thiệt thức sinh ra
Thân là cơ thể, Xúc Trần là cảm xúc do cơ thể chạm vào vật
Khi Thân Căn chạm vào vật thì Thân Thức sinh ra
Ý là não bộ, Pháp Trần là là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên.
Ngoài 6 thức đó, ta còn Mạt Na thức và A Lại Da Thức. Tổng cộng ta có 8 thức .
http://sutuhong.khatsi.com/tuhoctuxa/5am.png
Dựa theo sơ đồ về ngũ ấm do Hoà Thượng Từ Thông tóm tắt lại ở trên:
Thức thuộc về dạng phi vật chất và do Căn tiếp xúc với Trần mà sinh ra .
Những thứ gì có sinh thì có diệt, do đó thức, ngay cả A Lại Da Thức, cũng không ngoài quy luật ấy! Tất cả Thức đều là Duyên Sanh như huyễn , là vọng tâm do 12 xứ (6 Căn và 6 Trần) giao tiếp nhau mà sinh ra Thức .
Kinh Lăng Nghiêm dậy rõ Thiền Ðịnh là dừng lại những vọng tâm để chân tâm được hiển lộ, mà Thức là vọng tâm .
"Tướng Sắc chân không, tướng không chân sắc, thanh tịnh bản nhiên chu biến pháp giới, tùy chúng sinh cung ứng sở chi lượng tùng nghiệp phát hiện"
Tóm lại,
1) Tự Tánh của con người là Như Lai Tàng Tâm
2) Thức là do Căn tánh giao tiếp với cảnh trần mà sinh ra - Do đó Thức là vọng tâm do tâm động vọng mà sinh ra .
Thức là do vọng tâm mà có, do đó Thức là duyên sinh như huyễn cho nên Phật tử không luận đến việc Thức về đâu!
Nhưng nếu bảo rằng Phật tử không luận việc Thức về đâu,
rất nhiều Phật tử sẽ sinh ra hoang mang và hỏi rằng:
Cả một hệ thống Duy Thức Học thì sao ? Và Tám thứ thức trong kinh Phật là gì ? Có phân loại ra sao ?
Thế nào gọi là Vạn pháp duy thức ?
Thần Thức là gì ? Thân Trung Ấm là gì ?
...
Cho nên không ít thì nhiều, chúng ta phải lưu tâm đến Thức và dành một ít tư duy cho Thức .
Cả một hệ thống Duy Thức Học thì sao ? Và Tám thứ thức trong kinh Phật là gì ? Có phân loại ra sao ?
---------------------------------------
Thức được chia ra tám thứ:
Nhãn Nhĩ Tỉ Thiệt Thân Ý = Tiền Lục Thức (đã đề cập trong email trước)
Còn lại 2 Thức nữa đó là Mạt Na và A Lại Da Thức .
Tiền Lục Thức khác với Thức thứ 7 và Thức thứ 8 là ở chỗ tiền lục Thức cũng như 6 đứa lính trinh sát xông ra trận địa để mà thâu lượm những tin tức - Chúng dùng nhãn để nhìn cảnh sắc, tai để nghe âm thanh, mũi để ngửi mùi, lưỡi để nếm vị, thân để cảm giác xúc chạm và Ý để phân biệt .
Trong khi đó, Mạt Na Thức và A Lại Da Thức thì không giống như Tiều Lục Thức mà chúng có công năng của trực giác chứ không suy nghĩ lý luận như Ý Thức phân biệt . Mạt Na là trực giác mà chúng ta có thể hiểu như trong triết học họ gọi là:"Bản năng tự vệ" thí dụ dễ hiểu nhất là khi trượt té thì tay chống xuống đất để bảo vệ sự sinh tồn của tướng thọ giả .
Còn A Lại Da Thức thì Phật học gọi là tàng thức mà công năng lưu trữ các Tập khí, các thứ huân tập ghi lại trong từng kiếp đến nay .
Thế nào gọi là Vạn pháp duy thức ?
-----------------------------------
Thức A Lại Da là tự thể của sinh mệnh . Tùy theo giá trị của A Lại Da Thức mà căn thân, là cơ sở để cho Ý Thức và năm Thức Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân phát sinh rạ (Chỉ nói về sự hình thành của con người dựa theo Duy Thức Học, còn vũ trụ vạn vật, các pháp khác nữa thì có thể xem trong Duy Thức Học cho rõ thêm).
Trong Thập Nhị Nhân Duyên cũng có nói rất kỹ về sự hình thành ra Thức là do Vô Minh cũng như khi nào thì Tiền Lục Thức sinh ra .
Thần Thức là gì ? Thân Trung Ấm là gì ?
----------------------------------------
Thần Thức hay Thân Trung Ấm là Thức thứ tám (Alaya Thức)
Theo Duy Thức Học cho biết rằng một khi có sinh ra, A Lại Da Thức gọi là Thân Trung Ấm sẽ đến trước dọn đường cho Tiền Lục Thức theo đó mà sinh ra .
(Trong thập Nhị Nhân Duyên cũng có nói vòng 12 nhân duyên là do: Vô Minh Hành Thức Danh Sắc Lục Căn hay còn gọi là Lục Nhập
Mà Vô Minh là nguyên nhân, rồi Hành, rồi Thức - Ðây là A Lại Da Thức hay Thân Trung Ấm đến trước . Sau đó đến Danh Sắc rồi Lục Nhập (Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân và Ý),...
Khi chết, A Lại Ya Thức sẽ đi ra sau cùng trong dạng Thân Trung Ấm .
Ðể rồi vòng luân hồi lại tái diễn trong kiếp sau .
http://chuahieuquang.com/img/image/12Nhanduyen.jpg
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/dp&pp-25b.gif
Vạn Pháp Duy Thức, mà A Lại Da ví như dòng sông sinh tử tương tục . Cho nên Bậc Duyên Giác dừng A Lại Da Thức để mà chứng quả Vô Sanh .
Khi dừng Thức, cũng đồng nghĩa như dừng tất cả vọng tâm vậy .
Từ đó mà luận, người Phật tử bắt đầu tìm học các phương pháp Thiền để dừng vọng tâm .
Rốt cuộc, vấn đề tuy nhiều nhưng vẫn quay về một mối - Ðó là ngưng vọng để chân tâm được sáng tỏ - Duy Thức Học cũng là một loại kinh Luận để giải nghĩa Thức chính là vọng -
mà vọng thì duyên sanh như huyễn - Ngưng vọng thì còn lại Chân .
Thiền Ðịnh là dừng vọng .
Kinh Lăng Nghiêm giải thích các phương pháp thiền định do các vị Thanh Văn, Duyên Giác và các vị Ðại Bồ Tát đã thực hành, chúng ta có thể chọn trong những phương pháp đó để làm theo .
Như vậy tu chính là tu để đạt đến Định
Nói tóm lại, Phật học thì nhiều nhưng không ngoài mục đích chỉ cho chúng ta thọ nhập Phật tri kiến.
Việc Phật Tử khi quyết định theo con đường tìm lại mình lại chẳng khác chi thọ nhập Phật tri kiến vậy .
Nay quay trở lại thực tế, một người Phật Tử phải bắt tay vào việc thực hành sau khi giải ngộ được vấn đề là đi tìm lại tự tánh của chính mình đã bị các thứ chướng ngại và phiền não làm che lấp .
Phương pháp tu hành thì có rất nhiều, Phật học bảo là có 84000 pháp môn để chọn lựa, vậy làm sao biết pháp môn nào mà tu đây ?
Phương pháp tu tuy nhiều nhưng chung quy cũng là khai mở trí huệ mà thôi .
Kinh Lăng Nghiêm có nói rất nhiều các Pháp Môn:
Và kinh nghiệm vận dụng các phương tiện sẵn có như cái thấy, cái nghe,.... Nghĩa là quán xét cho rõ vào một trong Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức= 18 giới, quán thất đại (đất nước gió lửa không kiến và thức mà dừng lại các chướng ngại phiền não để rồi đạt đến các quả vị của các hàng Thanh Văn Duyên Giác .
Niệm Phật (Ðại Thế Chí)HT Tịnh Không ở Đài Loan cho rằng phương pháp này là thù thắng nhất trong thời nay .
Nhĩ Căn Viên Thông (Quán Thế Âm)
Phương pháp này được ngài Văn Thù Sư Lợi chọn dùm cho Anan, Nghĩa là "phản văn văn tự tánh"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét