Người nội trợ tu tập Bồ Tát Ðạo trong đời sống hằng ngày

Người nội trợ tu tập Bồ Tát Ðạo trong đời sống hằng ngày 
Hoà Thượng Tịnh Không

Làm cùng một loại công việc hằng ngày là điều rất mệt nhọc, đặc biệt là đối với những người nội trợ. Hình như người ta không thể nào thoát khỏi những công việc trong nhà, dù chỉ trong một ngày, và nhiều người phải lo nghĩ rất nhiều vì những bổn phận trong nhà của mình. Tuy nhiên, nếu biết cách thay đổi lối nhìn sự vật của mình, chúng ta sẽ có thể làm công việc nhà với niềm vui lớn. 
Phần lớn vấn đề ở đây là người ta thường chấp chặt vào cái "ta" hay “cái của ta”. Họ thường nghĩ: "Mình đang làm công việc này; thật là khổ, vì mình mệt quá. Tại sao mình lại làm việc này cho người khác?". Càng suy nghĩ như vậy, họ lại càng thêm phiền não. Nếu chúng ta học Bồ Tát đạo, tức đạo Giác Ngộ, và phát nguyện giúp đỡ chúng sinh, chúng ta sẽ có quan điểm rất khác.
Khi đi theo Bồ Tát đạo, điều đầu tiên mà chúng ta cần phải học là hạnh Bố Thí. Do phục vụ gia đình của mình ở nhà, vị Bồ Tát nội trợ đã tu dưỡng hạnh Bố Thí rồi. Trong hạnh Bố Thí cóTài Thí, Pháp Thí, và Vô Úy Thí. Tài Thí có thể được chia thành hai loại là tài sản bên ngoài và tài sản bên trong. Thí dụ, tài sản bên ngoài là làm ra tiền bạc để cung cấp phương tiện sống cho gia đình. Tài sản bên trong là dùng sức lực thể xác và tri thức của mình để giúp đỡ gia đình. Vậy, chúng ta có thể thực hành Bố Thí một cách hoàn hảo ở ngay tại nhà của mình.
Khi chúng ta tổ chức và làm công việc trong nhà một cách cẩn thận, ngăn nắp và sạch sẽ thì mọi người trong gia đình sẽ có tiện nghi, dễ chịu, và bản thân chúng ta sẽ được hàng xóm khen ngợi. Ðó là tu tập hạnh Trì Giới. Trì Giới có ý nghĩa đơn giản là tuân thủ luật lệ của quốc gia, xã hội, và gia đình, và làm mọi việc một cách đúng đắn và có tổ chức. Kiên nhẫn làm công việc của mình không than phiền hay mệt mỏi là tu tập hạnh Nhẫn Nhục. Khi chúng ta cố gắng cải tiến mỗi ngày, hy vọng ngày mai mình sẽ đạt thành tựu nhiều hơn hôm nay, thì đó là tu tập hạnh Tinh Tấn. Làm mọi bổn phận hằng ngày mà vẫn giữ cho tâm trí được thanh tịnh thì đó là tu tập hạnh Thiền định, xả ly mọi vọng niệm và tham dục. Khi tâm trí thanh tịnh, trí huệ sẽ phát sinh, người ta sẽ có đầy an lạc nội tâm, và đó là tu tập hạnh Trí huệ. Vậy, do hiểu biết đúng, chúng ta sẽ nhận thấy rằng Sáu Hạnh Hoàn Hảo Ba La Mật của bậc Bồ Tát gồm Bố thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Ðịnh và Trí Huệ, có thể được thực hành một cách trọn vẹn trong những hoạt động hằng ngày như lau chùi quét dọn, giặt quần áo, và nấu ăn.
Khi làm tròn bổn phận của mình chúng ta sẽ trở thành khuôn mẫu cho những người nội trợ trên khắp thế giới và là tấm gương cho mọi gia đình noi theo. Vậy, không những chúng ta có thể giúp ích cho hàng xóm mà lại còn có thể ảnh hưởng tới xã hội, xứ sở, và cả thế giới này một cách tích cực. Từ những điều ấy, chúng ta thấy rằng khi lau chùi, quét dọn, giặt quần áo và nấu ăn, vị Bồ Tát nội trợ đang thực sự thi hành đại nguyện giúp đỡ chúng sinh, và cũng chính là đệ tử thực sự của Ðức Phật. Vì vậy, nếu suy ngẫm về những bổn phận của mình như trên, chúng ta sẽ cảm thấy an lạc ngay trong công việc của mình, và như vậy thì có cái gì có thể làm cho chúng ta ưu phiền?
Ðiều quan trọng nhất trong việc học và thực hành giáo lý của Ðức Phật, người ta có thực hành những giáo lý này trong đời sống hằng ngày hay không. Vì vậy, chúng ta có thể thực hành Sáu Pháp Ba La Mật trong công việc và trong bổn phận của mình. Một Bồ Tát, trong mọi lĩnh vực của đời sống, nam hay nữ, già hay trẻ, sẽ tu tập bằng cách làm tròn những bổn phận của mình. Tu tập và sinh hoạt hằng ngày chính là một, và cũng là đời sống của những người giác ngộ. 

_______________


Mười Ba-la-mật-đa
Theo Thượng tọa bộ (hay Phật giáo Nguyên Thủy), mười điều hoàn thiện (pa. pāramī) là (từ gốc trong tiếng Pali):

Dāna (sa. dāna): bố thí
Sīla (sa. śīla): trì giới
Nekkhamma (sa. nikramaka): xuất gia (từ bỏ cuộc sống tại gia cư sĩ)
Paññā (sa.prajñā): trí tuệ
Viriya (sa. vīrya): tinh tấn
Khanti (sa. kānti): nhẫn nại
Sacca (sa. satya): chân thật
Adhhāna (sa. adhihāna): quyết định
Mettā (sa. maitrī): tâm từ
Upekkhā (sa. upekkā): tâm xả (xem Tứ Phạm trú)

Khi chúng tôi vào trường thiền, có người áy náy không biết mình có đủ paramita không để hành thiền kết quả?
Thầy tôi bảo: khi thiền sinh tới trường thiền tu là phước báu đã có đủ...

Và chúng tôi tinh tấn trong pháp hành... chúng ta phải tùy thuộc vào paramita để tự khám phá ra phước báu của mình tu tập vừa sức mình như là chạy maratong... người tu không cần phải tinh tấn với tâm tham cầu thái quá, nếu không lâu ngày sẽ sinh ra tức ngực... khi vào trường thiền tôi mới hay là định và tấn cần cân bằng và không được quá nhiều hay quá ít; tín và tuệ thì cần nhiều càng tốt... và 4 "thằng đó" phải cân bằng với niệm (sati - chánh niệm) làm chủ...

Như thế thiền mà không có minh sư là thiền lầm lạc loanh quanh không tiến được, có anh bạn tu 11 năm theo ngoại đạo, cứ mãi loanh quanh ở ánh sáng lúc có lúc không...cho tới ngày tôi giảng cho anh về ngũ căn và ngũ lực trong 37 phẩm trợ đạo...thì anh nhận ra là PP mà anh tu tập chưa có cơ sở khoa học và người thầy thì rõ ràng là không giỏi cho nên không dẫn trò đi xa được...


--------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét