Lục căn là gì?
Nói một cách gọn ghẽ: lục là sáu, căn là giác quan. Trên phương diện hình thức, con người có năm giác quan:
- mắt (nhãn căn)
- tai (nhĩ căn)
- mũi (tỷ căn)
- lưỡi (thiệt căn)
- thân (thân căn)
- tai (nhĩ căn)
- mũi (tỷ căn)
- lưỡi (thiệt căn)
- thân (thân căn)
Trên phương diện tinh thần con người có Ý (ý căn) ghép vào thành lục căn. Dẫu ta định nghĩa rằng lục là sáu, căn là giác quan, nhưng gọi là sáu căn thì nghe được, nhưng nói là sáu giác quan thì lại không ổn lắm, bởi thông thường người ta hay gọi “giác quan thứ sáu” là sự linh cảm, mà sự linh cảm thì vượt xa hơn phạm trù của ý căn. Về phần này nếu có điều kiện tìm hiểu thêm về duy thức học, quí phật tử sẽ rõ hơn. Trong phạm vi bài này tôi không thể giảng hết được, hẹn dịp khác vậy. Ở đây chúng ta chỉ tạm tìm hiểu về việc làm chủ lục căn thôi. Mỗi căn có một đối tượng tiếp xúc riêng, gọi là trần. Vậy nên ta có sáu trần:
- - Sắc trần (cảnh vật)
- - Thanh trần (âm thanh)
- - Hương trần (mùi hương)
- - Vị trần (vị)
- - Xúc trần (cảm giác ở thân)
- - Pháp trần (cảnh ở trong tâm).
Chính sáu căn này làm ra cơ sở tiếp xúc với sáu trần để sinh ra sáu thức rồi khởi tâm phân biệt, yêu ghét và từ đó tạo ra muôn ngàn tội lỗi. Nếu nói vậy thì sẽ có người thắc mắc: Thế thì những người không đầy đủ lục căn như mù mắt, điếc tai, tâm thần… chắc ít có điều kiện tạo tội? Vậy hổng lẽ ta tự huỷ hoại bớt… vài căn của mình để hạn chế gây tội? Chà, cái này khó dữ a, dù ai có sợ tội tới đâu, bảo đảm cũng không dám chọn cách tránh tội dại dột kiểu này! Vả lại đức Phật nói: Được thân người, có đầy đủ lục căn được gặp Phật pháp là một phước báu. Quí phật tử ngồi đây đều có phước báu lớn, vừa được thân người đầy đủ lục căn, lại vừa được gặp Phật pháp. Dẫu được thân người nhưng nếu thiếu một căn là bất hạnh rồi, nếu người bị điếc thì làm sao nghe thuyết pháp mà hiểu đạo được phải không? Con người có lục căn cũng như có gia tài, tiền bạc vậy, nếu sử dụng đúng thì đem lại hạnh phúc, an vui; nếu sử dụng sai thì chuốc lấy khổ đau, bất hạnh. Thử nghĩ xem, nếu quí phật tử có tiền đem làm từ thiện, giúp đỡ cho người nghèo thì có đem lại niềm vui cho mình cho người hay không? Còn nếu có tiền đi mua thuốc phiện, hút chích ma tuý, ăn chơi sa đoạ thì có phải đem lại cái hại cho mình, cho người hay không? Do vậy, biết làm chủ một cách sáng suốt gia tài, tiền bạc mà mình có, là đem lại hạnh phúc. Lục căn là một “gia tài” vô giá của con người, biết làm chủ lục căn sẽ mang lại an lạc.
Thế nào là làm chủ lục căn?
Làm chủ lục căn có nghĩa là luôn chánh niệm và tỉnh giác khi căn tiếp xúc với trần, giữ vững tâm ý luôn thanh tịnh. Cổ đức có dạy:
Thế nào là làm chủ lục căn?
Làm chủ lục căn có nghĩa là luôn chánh niệm và tỉnh giác khi căn tiếp xúc với trần, giữ vững tâm ý luôn thanh tịnh. Cổ đức có dạy:
Mắt thấy sắc trần chớ ước ao
Tai nghe ngoài cửa chẳng đem vào
Mũi dầu có ngửi hương đừng nhiễm
Lưỡi nếm vị ngon chẳng khát khao
Thân xúc chạm mềm, êm không đắm
Ý tịnh trang nghiêm giới buộc, rào
Trí thường soi tỏ đường chơn giác
Tánh tịnh Niết Bàn tối thượng trao.
Như chúng ta ai ai cũng thấy tượng ngài Di Lặc(phật vị lai theo Bắc tông), vây quanh vị Phật có năm đứa con nít (một đứa tiềm ẩn bên trong) đứa moi mắt, đứa móc tai… mà Ngài vẫn cười, an nhiên tự tại. Bởi Ngài đã làm chủ được lục căn, tức làm chủ hoàn toàn với mọi tác động của trần duyên bên ngoài.
Người Hoa thể hiện triết lý của mình qua hình tượng bốn con khỉ: con bịt mắt, con bịt tai, con bịt miệng, con ôm bụng là một cách thể hiện sự chế ngự lục căn. Không cắt đứt, không liên hệ với bên ngoài mà chính là ngăn chặn, chế ngự, kiểm soát, thu thúc lục căn; không để duyên trần chi phối.
Nếu mắt ta thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý phân biệt, cái gì thích thì chạy theo, manh tâm chiếm đoạt, cái gì không ưa thì ghét bỏ, trừ khử thì đó chính là giặc. Tu tập chính là tỉnh giác để chủ động với lục căn, biến lục căn thành lục thông.
Đối với người tu, mắt cũng cần thấy sắc, tai cũng cần nghe …, tuy vẫn thấy nghe mà không đắm nhiễm. Đạo Phật chủ trương không đắm nhiễm để được tự tại, an nhiên. Vì thực ra, tự thân của lục trần vốn không có lỗi. Cái lỗi lớn nhất là tâm phân biệt, thương ghét, vọng tưởng điên đảo của con người. Con người vì đắm nhiễm lục trần mà đau khổ triền miên, trôi lăn mãi trong luân hồi sanh tử. Mắt vẫn thấy sắc, tai vẫn nghe tiếng, mũi vẫn ngửi mùi… nhưng không đắm nhiễm, đó là làm chủ được lục căn.
Làm sao để làm chủ lục căn?
Chắc quí phật tử sẽ nói: Cái thân mấy chục ký của mình, cái tai cái mắt cái mũi cái lưỡi của mình, đương nhiên mình làm chủ được, có gì khó? Vậy mà không dễ đâu. Một ông giám đốc làm chủ cả ngàn công nhân mà mọi người cứ nghe theo răm rắp, vậy mà chưa chắc gì về nhà ổng làm chủ được vài người trong gia đình ổng. Làm chủ người khác coi vậy mà còn dễ hơn làm chủ mình, bởi vậy kinh Pháp Cú có nói: “Đánh thắng vạn quân không bằng tự thắng lòng mình”. Làm chủ mình coi vậy mà khó lắm đó chớ không dễ đâu! Ở đây tôi sẽ nêu ra những ví dụ do không làm chủ được lục căn nên đã gây ra những tai hại như thế nào, rồi quí phật tử lấy đó mà ngẫm nghĩ, tự quán thấu, rút ra cho mình những phương pháp để làm chủ lục căn một cách thích hợp và hiệu quả nhất cho bản thân.
* Đối với nhãn căn: để phân biệt tạm thời chia làm hai mức:
- Mức thứ nhất là biết mà cố đắm nhiễm: Biết là không hay mà vẫn thích nhìn ngắm, ví dụ như ai cũng biết cảnh đánh nhau bạo lực, máu đổ đầu rơi là không nên nhìn, người biết đạo, biết thế nào là tàng thức thì càng tránh xa không huân tập vào tâm mình những hình ảnh xấu. Vậy mà hễ đi đường thấy cảnh đụng xe là xúm đen xúm đỏ vào coi, coi xong rồi về nhà nhớ hoài cảnh rùng rợn đó đến ăn nuốt không vô, vậy mà vẫn coi, vừa hại mình mà đôi khi lại vừa hại người nữa, có lần tôi chứng kiến cảnh tai nạn giao thông, nhiều người đang bị thương cần cấp cứu mà xe bệnh viện không thể vào được vì những kẻ “ham coi” bu đen hết, kẹt xe cả một đoạn đường dài! Vậy có phải là vô tình giết chết người không? Hoặc phim ảnh đồi trụy, bạo lực, ai cũng biết đó là xấu, nhưng già trẻ lớn bé vẫn bỏ thời gian (cái rất quí được ví với vàng bạc) ra để coi. Đó là không làm chủ được nhãn căn, để nó dẫn dắt đưa ta vào chỗ có hại.
- Mức thứ hai là vì tâm phân biệt mà đắm nhiễm: Khi nhìn thấy một vật ta cho là đẹp, ta sanh tâm ham thích rồi bằng mọi giá chiếm đoạt về làm sở hữu. Trong khi đó bản thân cái đẹp xấu vốn do tâm sinh. Tuỳ theo thời gian, theo không gian mà quan niệm về cái xấu cái đẹp khác nhau. Hồi xưa mấy bà mấy cô nhuộm răng đen hạt huyền là đẹp, ngày nay thì tìm đủ cách tẩy răng trắng như ngọc trai mới là đẹp. Xưa đẹp khác nay, Tây đẹp khác Ta. Tui hình tướng như vầy có người chê: ông thầy ốm nhom ốm nhách, có người nói ông thầy có dáng thanh cao… Đối với người này là đẹp, với người kia là xấu, đẹp xấu là do sự phân biệt của mình, vậy mà ta cứ mãi chạy theo để rồi sa vào cái khổ thứ năm là “cầu bất đắc khổ!”
Quí phật tử có đi ngang vùng biển ban đêm, thấy ngoài xa đèn giăng sáng rực rỡ rất đẹp, biết gì hông? Đèn câu mực đó. Người ta lấy ánh sáng làm bẫy, con mực thấy đèn sáng đẹp là bu vô. Con thiêu thân cũng vậy, chết vì đắm nhiễm sắc trần.
* Đối với Nhĩ căn: Âm thanh có tác động rất quan trọng đến tinh thần con người, thanh thiếu niên bây giờ đa số thích nghe những bài nhạc kích động, nghe những bài nhạc như vậy thì tự nhiên con người cũng muốn phá phách, nổi loạn. Quí phật tử đi chùa nghe tiếng chuông mõ, tụng kinh thì thấy lòng an lạc, còn với những người đời chỉ thích bon chen thì nghe tiếng tụng kinh chỉ thấy buồn ngủ. Ngày xưa bao triều vua sụp đổ cũng vì nghe lời ton hót của nịnh thần. Ngày nay có những tin đồn thất thiệt đem đến cái hại cho biết bao người. Trẻ con ở trong môi trường nào sẽ hấp thu lời nói của môi trường đó, nếu ở nhà cha mẹ cứ nói những lời cộc cằn, hở ra là chửi thề thì chúng cũng sẽ nhiễm những lời ấy do chúng chưa có ý thức làm chủ được nhĩ căn của mình. Bà mẹ Mạnh Tử ngày xưa nhà ở gần nghĩa địa, Mạnh Tử cứ suốt ngày lấy kèn thổi nhạc đám ma, bài trò khóc lóc… Bà thấy vậy mới dời nhà đến ở gần trường học, chú bé Mạnh Tử nghe tiếng học bài quen tai nên đầu óc sau này mới dễ dàng tiếp thu học thức. Làm chủ nhĩ căn là biết chọn lọc, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, gièm siểm, lời ác độc, khích bác lẫn nhau. Biết huân tập vào mình những âm thanh tốt đẹp thì tâm hồn mới an lạc thuần khiết.
*Đối với Tỷ căn: Mùi hôi thì ai cũng không thích nhưng có những thứ hôi mà người vẫn thích, ví như các loại mắm tôm, mắm ruốc… Cái này chắc mọi người ở đây đều biết hết ha? Đi ngang mấy chỗ ủ mắm, eo ơi nó hôi bất nhơn vậy mà đa số mọi người vẫn ghiền cái mùi đó! Tây nó qua mình nghe cái mùi mắm nó chạy không kịp. Mấy thầy mình đi qua Ấn Độ, Thái Lan, nghe mùi món ăn truyền thống của họ mình lại rất khó chịu. Đối với người này là thơm, đối với người khác là hôi. Mùi hương là vậy mà ta cứ khởi tâm phân biệt, rồi ưa thích và không ưa thích, sanh ra đủ thứ phiền toái.
*Đối với Thiệt căn: Món ăn ngon ai cũng ưa thích, ông bà ta thường nói: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, có những món biết là ăn vào thì sanh bệnh, nhưng do không làm chủ được cái lưỡi thích nếm vị ngon mà hại cho cái thân. Tôi đọc báo thấy kể chuyện thợ săn vô rừng bắn thú, vì đi nhiều ngày mới về nên cứ ướp phoọc môn vào rồi đào lỗ chôn con vật xuống, xong đi tiếp có khi đến nửa tháng, bận về mới đào lên, đem vô thành phố bỏ mối cho mấy quán đặc sản thịt rừng. Các bà các ông xúm vào ăn, hoá ra ăn thịt “tử thi” xác ướp lâu ngày mà không biết!!! Nói chi xa, ngay quí phật tử mình đây ai cũng biết ăn mặn là tạo tội, ăn chay là tốt, vậy mà mấy ai làm chủ được cái miệng thích ăn thịt cá của mình đâu! Rồi có người thích ăn cay, ăn ớt. Bữa ăn nào không có ớt là khổ sở không thể ăn. Rồi có người ghiền rượu v.v… Ăn uống vô khỏi cổ, qua khỏi cái lưỡi rồi thì còn biết ngon không? Vậy mà chỉ vì chìu theo cái lưỡi, không làm chủ được nó, để nó sai khiến. Tôi nhớ trong dân gian có câu: “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu!” nghe thiệt là thấm thía.
Tích Tàu có một gương rất độc đáo: đó là nhân vật Tôn Tẩn. Khi Tôn Tẩn bị Bàng Quyên bắt giam, vì muốn bảo toàn tánh mạng mình, đành giả điên để được tha. Để “trắc nghiệm” coi Tôn Tẩn có bị điên thiệt không. Bàng Quyên sai người mang vào chén cơm và chén phân, rồi rình xem Tôn Tẩn chọn ăn thứ nào? Tôn Tẩn đã ăn chén phân để đánh lừa Bàng Quyên và được thoát nạn. Điều khiển được tỷ và thiệt căn của mình như vậy quả là phi phàm!
*Đối với Thân căn: Trường phái tu khổ hạnh thời trước đức Phật rất phổ biến, hành giả tự lấy roi quất vào mình đến chảy máu, phơi nắng nằm sương, bất kể xúc cảm của thân, phương pháp tu ấy cũng một phần nhỏ là nhằm làm chủ thân căn, đương nhiên mục đích chính của các vị ấy là hành xác do quan điểm sai lầm về cái khổ, nhưng thôi, ở đây ta không phân tích sự đúng sai hay dở của vấn đề này, chỉ là ví dụ để quí phật tử thấy được một góc nhỏ trong vấn đề làm chủ thân căn. Một trường hợp nữa trong lịch sử nước Tàu: ngày xưa Việt Vương Câu Tiễn nằm gai nếm mật để rèn luyện ý chí kiên cường. Thân là vua mà khi thất thế, ông tập mình ngày ngày nằm trên giường lót gai để nuôi chí phục quốc, cũng là một trường hợp điều khiển được thân căn một cách đáng nể.
*Đối với Ý căn: Khi sáu căn duyên với sáu trần làm điều kiện cho sáu thức phát khởi. Trong sáu thức thì ý thức giữ vai trò quan trọng nhất: phân biệt, suy lường để yêu ghét. Trong kinh Pháp Cú, Phật dạy: Trong các pháp tâm làm chủ, tâm dẫn đầu, tâm tạo tác tất cả. Muốn tâm ý luôn ngay thẳng, chơn chánh không điên đảo thì phải luôn chánh niệm. Để thành tựu chánh niệm, ngoài sự tỉnh giác cao độ khi đối diện với trần cảnh còn có sự trợ duyên vô cùng to lớn của giới luật. Giới luật là những điều răn cấm, là hàng rào để ngăn ngừa phát sinh tội lỗi, tạo cho chúng ta luôn thăng hoa, hướng thượng. Trong kinh Di Giáo, Đức Phật dạy: “ Này các Tỳ kheo, sau khi ta diệt độ, các ông phải lấy giới luật làm thầy. Như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo gặp của báu, dầu ta sống bao lâu trên đời vẫn không bằng pháp này vậy”. Quí vị là phật tử thì cố giữ năm giới của phật tử, quí vị có một tổ chức, cơ quan, đoàn thể thì cũng cần có qui luật, qui định riêng. Phải rèn luyện và tu tập từ cách suy nghĩ, hành xử đều đúng theo Bát Chánh Đạo. Muốn trở thành người tốt hay người xấu là chính nơi mình, vì vậy mỗi người phải nỗ lực phấn đấu, phải tự rèn luyện. Ví dụ, người phật tử vâng giữ năm giới, trong đó bốn giới đầu thuộc về tánh tội, nghĩa là tội từ trong bản chất của chúng sanh. Giới không uống rượu thuộc về tướng tội, do hoàn cảnh và sự huân tập trong hiện đời. Nếu phạm bốn giới tánh là bị mất hết nhân cách của người phật tử. Về thế gian nếu phạm nghiêm trọng bốn giới căn bản này cũng là vi phạm pháp luật, dẫu là phật tử hay không phải là phật tử thì khi phạm bốn giới này đều bị luật pháp hành xử. Còn giới tướng uống rượu là do hoàn cảnh phát sinh. Giữ giới là bổn phận, là ý thức muốn trở thành một con người tốt. Nên muốn trở thành Bồ tát, thành Phật thì phải thực hành tu tập giới luật. Muốn đèn không tắt thì phải có bóng đèn chắn che mưa gió, muốn ngựa hay nên phải thắng dây cương, bóng đèn hay dây cương ở đây chính là giới luật. Giới luật cầm cân, nẩy mực cho con người, giúp họ từ xấu ác trở thành hiền thiện.
Một khi ánh sáng tới thì bóng tối tan biến, làm việc lành thì bỏ việc ác, niệm Phật thì không niệm chúng sanh, không niệm phiền não. Đó là nói về làm chủ lục căn, nhờ phát huy trí tuệ nên không mê mờ, không nhằm lẫn, thiện ác phân minh nên mới thành tựu mắt thấy, tai nghe mà không chấp. Bởi đã chấp trước thì chắc chắn sẽ bị dính mắc, mà dính mắc là đầu mối, căn nguyên của sanh tử luân hồi. Nên nói:Sắc trần nhọn bén chẳng thua dao
Thanh trần nhiễm tiếng khổ biết bao
Hương trần yêu thích thêm khổ lụy
Vị trần ngon ngọt bỏ cho mau
Xúc trần giả hợp đừng say đắm
Pháp trần không tánh chớ bám vào.
Sáu câu trên, đứng về phương diện thô của ngũ dục lạc thì có: tài, sắc, danh, thực, thuỳ. Đây là năm món dục mà chúng sanh hằng mong muốn, tìm cầu và ưa thích. Tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ lắm khi là mục đích phấn đấu, đeo đuổi của một đời người. Đứng về phương diện rộng và vi tế là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Chính trần cảnh làm cho con người đảo lộn, con người tham đắm chạy theo và cuối cùng chắc chắn sẽ khổ vì nó.Trí tuệ sáng soi toàn thế giới
Chân tâm bình đẳng sẵn dành trao.
Khi trí tuệ sáng soi, chân tâm hiển lộ thì không có cái gì xấu đẹp, cao thấp, hay dở; tất cả đều bình đẳng và hiển bày thực tướng dưới ánh sáng của trí tuệ. Hai câu này là phương tiện hữu hiệu và thù thắng nhất để dứt lục căn, đoạn lục trần.
Đã là con người thì không ai không có tội. Điều quan trọng trong đạo Phật là không sợ người làm tội mà sợ người không biết hối, không biết ăn năn hối lỗi. Một triết gia phương Tây có câu: “Người biết lỗi mình đã là khó, biết lỗi rồi mà biết sửa sai lại càng khó hơn”. Đức Phật dạy phương pháp biết lỗi là cùng nhau sách tấn, khuyên lơn, soi sáng cho nhau. Vì con người thường chủ quan cho mình là đúng, là phải, không bao giờ chịu nhận lỗi; mà khi mình nhận lỗi thì mình có tiến bộ. Mỗi ngày, phải tự tạo cho mình thời khoá, tự tích luỹ thiện nghiệp cho mình, đừng vì vô vàn lý do mà thối thác. Chúng ta mỗi ngày mỗi cố gắng, phải tinh tấn, nỗ lực không mệt mỏi, không một cố gắng nào mà không đưa đến thành công. Tại sao thỏ phải thua rùa? Vì thỏ ỷ mình chạy nhanh nên nằm ngủ còn rùa thì biết thân phận nên nỗ lực, cố gắng. Chúng ta cung vậy, vô thường lão bệnh bất dữ nhân kỳ, có ai hẹn được đến 80 tuổi mới chết đâu? Vì thế, khi có đủ điều kiện gì thì gắng mà tu, đừng chờ đợi. Làm bất cứ việc gì phải cố gắng làm thiện, nghĩ thiện thì tâm hồn mình sẽ thư thái. Khi làm ác hối hận, ăn năn thì việc đã qua. Người trí thì không để nước tới chân mới nhảy, phải biết trước hậu quả của nó, phải ngăn chặn từ nơi lục căn.
Chúng ta phải tin chắc, trọn vẹn vào lý nhân quả. Nhìn vào tự thân của mỗi người trong hiện tại để biết rằng mình đã tạo những nhân gì trong quá khứ. Căn cứ vào những hành xử trong cuộc sống hiện tại để biết kết quả ở tương lai. Nhân tốt thì quả tốt.
Tóm lại, tu học chính là phải nhận định rõ ràng, bất cứ hành động nào cũng có thể sai phạm, tạo ra tội lỗi. Nếu người sống chỉ biết tìm cầu, chạy theo khoái lạc, không nhiếp hộ các căn thì chỉ như cành mềm trước cơn gió lốc. Nếu người biết khắc kỷ, biết nhìn lại mình, biết tỉnh giác và chánh niệm để tự chủ trước duyên trần giống như gió thổi núi đá. Chúng ta phải có lập trường tu học cho chính mình, phải quyết chí và kiên trì. Vì vậy, cần phải tu trong mọi hoàn cảnh, thu thúc các căn không cho sai phạm, để được an lạc ngay trong đời này và đời sau.
Người đời đi qua các bước: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Người tu cũng vậy, trước nhất làm chủ được mình, làm chủ được lục căn của mình, bước dần theo con đường Bát Chánh Đạo rồi mới tìm chân lý giải thoát.
Cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho đạo tràng thân tâm thường lạc và tu tập thành công.
Tai nghe ngoài cửa chẳng đem vào
Mũi dầu có ngửi hương đừng nhiễm
Lưỡi nếm vị ngon chẳng khát khao
Thân xúc chạm mềm, êm không đắm
Ý tịnh trang nghiêm giới buộc, rào
Trí thường soi tỏ đường chơn giác
Tánh tịnh Niết Bàn tối thượng trao.
Như chúng ta ai ai cũng thấy tượng ngài Di Lặc(phật vị lai theo Bắc tông), vây quanh vị Phật có năm đứa con nít (một đứa tiềm ẩn bên trong) đứa moi mắt, đứa móc tai… mà Ngài vẫn cười, an nhiên tự tại. Bởi Ngài đã làm chủ được lục căn, tức làm chủ hoàn toàn với mọi tác động của trần duyên bên ngoài.
Người Hoa thể hiện triết lý của mình qua hình tượng bốn con khỉ: con bịt mắt, con bịt tai, con bịt miệng, con ôm bụng là một cách thể hiện sự chế ngự lục căn. Không cắt đứt, không liên hệ với bên ngoài mà chính là ngăn chặn, chế ngự, kiểm soát, thu thúc lục căn; không để duyên trần chi phối.
Nếu mắt ta thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý phân biệt, cái gì thích thì chạy theo, manh tâm chiếm đoạt, cái gì không ưa thì ghét bỏ, trừ khử thì đó chính là giặc. Tu tập chính là tỉnh giác để chủ động với lục căn, biến lục căn thành lục thông.
Đối với người tu, mắt cũng cần thấy sắc, tai cũng cần nghe …, tuy vẫn thấy nghe mà không đắm nhiễm. Đạo Phật chủ trương không đắm nhiễm để được tự tại, an nhiên. Vì thực ra, tự thân của lục trần vốn không có lỗi. Cái lỗi lớn nhất là tâm phân biệt, thương ghét, vọng tưởng điên đảo của con người. Con người vì đắm nhiễm lục trần mà đau khổ triền miên, trôi lăn mãi trong luân hồi sanh tử. Mắt vẫn thấy sắc, tai vẫn nghe tiếng, mũi vẫn ngửi mùi… nhưng không đắm nhiễm, đó là làm chủ được lục căn.
Làm sao để làm chủ lục căn?
Chắc quí phật tử sẽ nói: Cái thân mấy chục ký của mình, cái tai cái mắt cái mũi cái lưỡi của mình, đương nhiên mình làm chủ được, có gì khó? Vậy mà không dễ đâu. Một ông giám đốc làm chủ cả ngàn công nhân mà mọi người cứ nghe theo răm rắp, vậy mà chưa chắc gì về nhà ổng làm chủ được vài người trong gia đình ổng. Làm chủ người khác coi vậy mà còn dễ hơn làm chủ mình, bởi vậy kinh Pháp Cú có nói: “Đánh thắng vạn quân không bằng tự thắng lòng mình”. Làm chủ mình coi vậy mà khó lắm đó chớ không dễ đâu! Ở đây tôi sẽ nêu ra những ví dụ do không làm chủ được lục căn nên đã gây ra những tai hại như thế nào, rồi quí phật tử lấy đó mà ngẫm nghĩ, tự quán thấu, rút ra cho mình những phương pháp để làm chủ lục căn một cách thích hợp và hiệu quả nhất cho bản thân.
* Đối với nhãn căn: để phân biệt tạm thời chia làm hai mức:
- Mức thứ nhất là biết mà cố đắm nhiễm: Biết là không hay mà vẫn thích nhìn ngắm, ví dụ như ai cũng biết cảnh đánh nhau bạo lực, máu đổ đầu rơi là không nên nhìn, người biết đạo, biết thế nào là tàng thức thì càng tránh xa không huân tập vào tâm mình những hình ảnh xấu. Vậy mà hễ đi đường thấy cảnh đụng xe là xúm đen xúm đỏ vào coi, coi xong rồi về nhà nhớ hoài cảnh rùng rợn đó đến ăn nuốt không vô, vậy mà vẫn coi, vừa hại mình mà đôi khi lại vừa hại người nữa, có lần tôi chứng kiến cảnh tai nạn giao thông, nhiều người đang bị thương cần cấp cứu mà xe bệnh viện không thể vào được vì những kẻ “ham coi” bu đen hết, kẹt xe cả một đoạn đường dài! Vậy có phải là vô tình giết chết người không? Hoặc phim ảnh đồi trụy, bạo lực, ai cũng biết đó là xấu, nhưng già trẻ lớn bé vẫn bỏ thời gian (cái rất quí được ví với vàng bạc) ra để coi. Đó là không làm chủ được nhãn căn, để nó dẫn dắt đưa ta vào chỗ có hại.
- Mức thứ hai là vì tâm phân biệt mà đắm nhiễm: Khi nhìn thấy một vật ta cho là đẹp, ta sanh tâm ham thích rồi bằng mọi giá chiếm đoạt về làm sở hữu. Trong khi đó bản thân cái đẹp xấu vốn do tâm sinh. Tuỳ theo thời gian, theo không gian mà quan niệm về cái xấu cái đẹp khác nhau. Hồi xưa mấy bà mấy cô nhuộm răng đen hạt huyền là đẹp, ngày nay thì tìm đủ cách tẩy răng trắng như ngọc trai mới là đẹp. Xưa đẹp khác nay, Tây đẹp khác Ta. Tui hình tướng như vầy có người chê: ông thầy ốm nhom ốm nhách, có người nói ông thầy có dáng thanh cao… Đối với người này là đẹp, với người kia là xấu, đẹp xấu là do sự phân biệt của mình, vậy mà ta cứ mãi chạy theo để rồi sa vào cái khổ thứ năm là “cầu bất đắc khổ!”
Quí phật tử có đi ngang vùng biển ban đêm, thấy ngoài xa đèn giăng sáng rực rỡ rất đẹp, biết gì hông? Đèn câu mực đó. Người ta lấy ánh sáng làm bẫy, con mực thấy đèn sáng đẹp là bu vô. Con thiêu thân cũng vậy, chết vì đắm nhiễm sắc trần.
* Đối với Nhĩ căn: Âm thanh có tác động rất quan trọng đến tinh thần con người, thanh thiếu niên bây giờ đa số thích nghe những bài nhạc kích động, nghe những bài nhạc như vậy thì tự nhiên con người cũng muốn phá phách, nổi loạn. Quí phật tử đi chùa nghe tiếng chuông mõ, tụng kinh thì thấy lòng an lạc, còn với những người đời chỉ thích bon chen thì nghe tiếng tụng kinh chỉ thấy buồn ngủ. Ngày xưa bao triều vua sụp đổ cũng vì nghe lời ton hót của nịnh thần. Ngày nay có những tin đồn thất thiệt đem đến cái hại cho biết bao người. Trẻ con ở trong môi trường nào sẽ hấp thu lời nói của môi trường đó, nếu ở nhà cha mẹ cứ nói những lời cộc cằn, hở ra là chửi thề thì chúng cũng sẽ nhiễm những lời ấy do chúng chưa có ý thức làm chủ được nhĩ căn của mình. Bà mẹ Mạnh Tử ngày xưa nhà ở gần nghĩa địa, Mạnh Tử cứ suốt ngày lấy kèn thổi nhạc đám ma, bài trò khóc lóc… Bà thấy vậy mới dời nhà đến ở gần trường học, chú bé Mạnh Tử nghe tiếng học bài quen tai nên đầu óc sau này mới dễ dàng tiếp thu học thức. Làm chủ nhĩ căn là biết chọn lọc, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, gièm siểm, lời ác độc, khích bác lẫn nhau. Biết huân tập vào mình những âm thanh tốt đẹp thì tâm hồn mới an lạc thuần khiết.
*Đối với Tỷ căn: Mùi hôi thì ai cũng không thích nhưng có những thứ hôi mà người vẫn thích, ví như các loại mắm tôm, mắm ruốc… Cái này chắc mọi người ở đây đều biết hết ha? Đi ngang mấy chỗ ủ mắm, eo ơi nó hôi bất nhơn vậy mà đa số mọi người vẫn ghiền cái mùi đó! Tây nó qua mình nghe cái mùi mắm nó chạy không kịp. Mấy thầy mình đi qua Ấn Độ, Thái Lan, nghe mùi món ăn truyền thống của họ mình lại rất khó chịu. Đối với người này là thơm, đối với người khác là hôi. Mùi hương là vậy mà ta cứ khởi tâm phân biệt, rồi ưa thích và không ưa thích, sanh ra đủ thứ phiền toái.
*Đối với Thiệt căn: Món ăn ngon ai cũng ưa thích, ông bà ta thường nói: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, có những món biết là ăn vào thì sanh bệnh, nhưng do không làm chủ được cái lưỡi thích nếm vị ngon mà hại cho cái thân. Tôi đọc báo thấy kể chuyện thợ săn vô rừng bắn thú, vì đi nhiều ngày mới về nên cứ ướp phoọc môn vào rồi đào lỗ chôn con vật xuống, xong đi tiếp có khi đến nửa tháng, bận về mới đào lên, đem vô thành phố bỏ mối cho mấy quán đặc sản thịt rừng. Các bà các ông xúm vào ăn, hoá ra ăn thịt “tử thi” xác ướp lâu ngày mà không biết!!! Nói chi xa, ngay quí phật tử mình đây ai cũng biết ăn mặn là tạo tội, ăn chay là tốt, vậy mà mấy ai làm chủ được cái miệng thích ăn thịt cá của mình đâu! Rồi có người thích ăn cay, ăn ớt. Bữa ăn nào không có ớt là khổ sở không thể ăn. Rồi có người ghiền rượu v.v… Ăn uống vô khỏi cổ, qua khỏi cái lưỡi rồi thì còn biết ngon không? Vậy mà chỉ vì chìu theo cái lưỡi, không làm chủ được nó, để nó sai khiến. Tôi nhớ trong dân gian có câu: “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu!” nghe thiệt là thấm thía.
Tích Tàu có một gương rất độc đáo: đó là nhân vật Tôn Tẩn. Khi Tôn Tẩn bị Bàng Quyên bắt giam, vì muốn bảo toàn tánh mạng mình, đành giả điên để được tha. Để “trắc nghiệm” coi Tôn Tẩn có bị điên thiệt không. Bàng Quyên sai người mang vào chén cơm và chén phân, rồi rình xem Tôn Tẩn chọn ăn thứ nào? Tôn Tẩn đã ăn chén phân để đánh lừa Bàng Quyên và được thoát nạn. Điều khiển được tỷ và thiệt căn của mình như vậy quả là phi phàm!
*Đối với Thân căn: Trường phái tu khổ hạnh thời trước đức Phật rất phổ biến, hành giả tự lấy roi quất vào mình đến chảy máu, phơi nắng nằm sương, bất kể xúc cảm của thân, phương pháp tu ấy cũng một phần nhỏ là nhằm làm chủ thân căn, đương nhiên mục đích chính của các vị ấy là hành xác do quan điểm sai lầm về cái khổ, nhưng thôi, ở đây ta không phân tích sự đúng sai hay dở của vấn đề này, chỉ là ví dụ để quí phật tử thấy được một góc nhỏ trong vấn đề làm chủ thân căn. Một trường hợp nữa trong lịch sử nước Tàu: ngày xưa Việt Vương Câu Tiễn nằm gai nếm mật để rèn luyện ý chí kiên cường. Thân là vua mà khi thất thế, ông tập mình ngày ngày nằm trên giường lót gai để nuôi chí phục quốc, cũng là một trường hợp điều khiển được thân căn một cách đáng nể.
*Đối với Ý căn: Khi sáu căn duyên với sáu trần làm điều kiện cho sáu thức phát khởi. Trong sáu thức thì ý thức giữ vai trò quan trọng nhất: phân biệt, suy lường để yêu ghét. Trong kinh Pháp Cú, Phật dạy: Trong các pháp tâm làm chủ, tâm dẫn đầu, tâm tạo tác tất cả. Muốn tâm ý luôn ngay thẳng, chơn chánh không điên đảo thì phải luôn chánh niệm. Để thành tựu chánh niệm, ngoài sự tỉnh giác cao độ khi đối diện với trần cảnh còn có sự trợ duyên vô cùng to lớn của giới luật. Giới luật là những điều răn cấm, là hàng rào để ngăn ngừa phát sinh tội lỗi, tạo cho chúng ta luôn thăng hoa, hướng thượng. Trong kinh Di Giáo, Đức Phật dạy: “ Này các Tỳ kheo, sau khi ta diệt độ, các ông phải lấy giới luật làm thầy. Như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo gặp của báu, dầu ta sống bao lâu trên đời vẫn không bằng pháp này vậy”. Quí vị là phật tử thì cố giữ năm giới của phật tử, quí vị có một tổ chức, cơ quan, đoàn thể thì cũng cần có qui luật, qui định riêng. Phải rèn luyện và tu tập từ cách suy nghĩ, hành xử đều đúng theo Bát Chánh Đạo. Muốn trở thành người tốt hay người xấu là chính nơi mình, vì vậy mỗi người phải nỗ lực phấn đấu, phải tự rèn luyện. Ví dụ, người phật tử vâng giữ năm giới, trong đó bốn giới đầu thuộc về tánh tội, nghĩa là tội từ trong bản chất của chúng sanh. Giới không uống rượu thuộc về tướng tội, do hoàn cảnh và sự huân tập trong hiện đời. Nếu phạm bốn giới tánh là bị mất hết nhân cách của người phật tử. Về thế gian nếu phạm nghiêm trọng bốn giới căn bản này cũng là vi phạm pháp luật, dẫu là phật tử hay không phải là phật tử thì khi phạm bốn giới này đều bị luật pháp hành xử. Còn giới tướng uống rượu là do hoàn cảnh phát sinh. Giữ giới là bổn phận, là ý thức muốn trở thành một con người tốt. Nên muốn trở thành Bồ tát, thành Phật thì phải thực hành tu tập giới luật. Muốn đèn không tắt thì phải có bóng đèn chắn che mưa gió, muốn ngựa hay nên phải thắng dây cương, bóng đèn hay dây cương ở đây chính là giới luật. Giới luật cầm cân, nẩy mực cho con người, giúp họ từ xấu ác trở thành hiền thiện.
Một khi ánh sáng tới thì bóng tối tan biến, làm việc lành thì bỏ việc ác, niệm Phật thì không niệm chúng sanh, không niệm phiền não. Đó là nói về làm chủ lục căn, nhờ phát huy trí tuệ nên không mê mờ, không nhằm lẫn, thiện ác phân minh nên mới thành tựu mắt thấy, tai nghe mà không chấp. Bởi đã chấp trước thì chắc chắn sẽ bị dính mắc, mà dính mắc là đầu mối, căn nguyên của sanh tử luân hồi. Nên nói:Sắc trần nhọn bén chẳng thua dao
Thanh trần nhiễm tiếng khổ biết bao
Hương trần yêu thích thêm khổ lụy
Vị trần ngon ngọt bỏ cho mau
Xúc trần giả hợp đừng say đắm
Pháp trần không tánh chớ bám vào.
Sáu câu trên, đứng về phương diện thô của ngũ dục lạc thì có: tài, sắc, danh, thực, thuỳ. Đây là năm món dục mà chúng sanh hằng mong muốn, tìm cầu và ưa thích. Tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ lắm khi là mục đích phấn đấu, đeo đuổi của một đời người. Đứng về phương diện rộng và vi tế là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Chính trần cảnh làm cho con người đảo lộn, con người tham đắm chạy theo và cuối cùng chắc chắn sẽ khổ vì nó.Trí tuệ sáng soi toàn thế giới
Chân tâm bình đẳng sẵn dành trao.
Khi trí tuệ sáng soi, chân tâm hiển lộ thì không có cái gì xấu đẹp, cao thấp, hay dở; tất cả đều bình đẳng và hiển bày thực tướng dưới ánh sáng của trí tuệ. Hai câu này là phương tiện hữu hiệu và thù thắng nhất để dứt lục căn, đoạn lục trần.
Đã là con người thì không ai không có tội. Điều quan trọng trong đạo Phật là không sợ người làm tội mà sợ người không biết hối, không biết ăn năn hối lỗi. Một triết gia phương Tây có câu: “Người biết lỗi mình đã là khó, biết lỗi rồi mà biết sửa sai lại càng khó hơn”. Đức Phật dạy phương pháp biết lỗi là cùng nhau sách tấn, khuyên lơn, soi sáng cho nhau. Vì con người thường chủ quan cho mình là đúng, là phải, không bao giờ chịu nhận lỗi; mà khi mình nhận lỗi thì mình có tiến bộ. Mỗi ngày, phải tự tạo cho mình thời khoá, tự tích luỹ thiện nghiệp cho mình, đừng vì vô vàn lý do mà thối thác. Chúng ta mỗi ngày mỗi cố gắng, phải tinh tấn, nỗ lực không mệt mỏi, không một cố gắng nào mà không đưa đến thành công. Tại sao thỏ phải thua rùa? Vì thỏ ỷ mình chạy nhanh nên nằm ngủ còn rùa thì biết thân phận nên nỗ lực, cố gắng. Chúng ta cung vậy, vô thường lão bệnh bất dữ nhân kỳ, có ai hẹn được đến 80 tuổi mới chết đâu? Vì thế, khi có đủ điều kiện gì thì gắng mà tu, đừng chờ đợi. Làm bất cứ việc gì phải cố gắng làm thiện, nghĩ thiện thì tâm hồn mình sẽ thư thái. Khi làm ác hối hận, ăn năn thì việc đã qua. Người trí thì không để nước tới chân mới nhảy, phải biết trước hậu quả của nó, phải ngăn chặn từ nơi lục căn.
Chúng ta phải tin chắc, trọn vẹn vào lý nhân quả. Nhìn vào tự thân của mỗi người trong hiện tại để biết rằng mình đã tạo những nhân gì trong quá khứ. Căn cứ vào những hành xử trong cuộc sống hiện tại để biết kết quả ở tương lai. Nhân tốt thì quả tốt.
Tóm lại, tu học chính là phải nhận định rõ ràng, bất cứ hành động nào cũng có thể sai phạm, tạo ra tội lỗi. Nếu người sống chỉ biết tìm cầu, chạy theo khoái lạc, không nhiếp hộ các căn thì chỉ như cành mềm trước cơn gió lốc. Nếu người biết khắc kỷ, biết nhìn lại mình, biết tỉnh giác và chánh niệm để tự chủ trước duyên trần giống như gió thổi núi đá. Chúng ta phải có lập trường tu học cho chính mình, phải quyết chí và kiên trì. Vì vậy, cần phải tu trong mọi hoàn cảnh, thu thúc các căn không cho sai phạm, để được an lạc ngay trong đời này và đời sau.
Người đời đi qua các bước: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Người tu cũng vậy, trước nhất làm chủ được mình, làm chủ được lục căn của mình, bước dần theo con đường Bát Chánh Đạo rồi mới tìm chân lý giải thoát.
Cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho đạo tràng thân tâm thường lạc và tu tập thành công.
Tìm hiểu thêm:
Khi thân tứ đại được phát sinh, thì Lục căn cũng dựa vào đó mà phát triển. Vậy thế nào là Lục căn? Căn là chỗ nương tựa, làm gốc cho những cái khác nẫy nở, tạo thành. Lục căn thì gồm có: ¨ Nhãn là mắt, dùng để nhìn. ¨ Nhĩ là tai, dùng để nghe. ¨ Tỷ là mũi, dùng để ngửi. ¨ Thiệt là lưỡi, dùng để nếm. ¨ Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh.. ¨ Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt. Chung quanh chúng ta có biết bao nhiêu là hiện tượng, vật thể, biến đổi không ngừng cũng như chi phối từ tư tưởng đến hành động của chúng ta từng giây từng phút và chúng ta gọi nó là “trần”. Như thế, trần có nghĩa là buị, mà đã là bụị thì dơ bẩn và luôn luôn đổi dời. Trần ở đây cũng còn có nghĩa là phần vật chất, hay những cảnh vật chung quanh con người. Chúng ta gom lại được 6 trần nên gọi là lục trần: v Sắc: là màu sắc, hình dáng. v Thanh: là âm thanh phát ra. v Hương: là mùi vị. v Vị: là chất vị do lưỡi nếm được. v Xúc: là cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh. v Pháp: là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên. Khi Lục căn (six sense organs) tiếp xúc với Lục trần (six sense objects), có nghĩa là: mắt thấy được hình ảnh nào, mũi ngửi được mùi thơm nào đó, lưỡi nếm được chất chua, cay hay ngọt, tai nghe được điệu nhạc êm đềm, thân thì cảm thấy đau đớn, hay lạnh lẽo, còn ý thì bắt đầu suy nghĩ, thì ký ức của chúng ta phát sinh ra sự phân biệt. Và chính sự phân biệt, hiểu biết và phán đoán này được gọi là thức. Cũng như Lục căn, thức cũng có 6 thức nên thường được gọi là Lục thức (six sense of consciousness). Do đó Lục thức gồm có: Nhản thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức. Tất cả những chủng tử của nghiệp từ nhiều đời trong quá khứ cộng với biết bao nhân duyên để tạo thành con người trong hiện tại mà nhà Phật gọi là Ngũ uẩn. Ngũ uẩn thì có sắc uẩn thuộc về phần thân xác và thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn thì thuộc về phần tâm thức. Vậy ý nghĩa nó thế nào? v Sắc: là thân xác của con người. v Thọ: là những cảm giác vui khổ của thân và tâm. v Tưởng: là nhớ lại những hình ảnh vui khổ của thân và tâm . v Hành: là những sự biến chuyển thay đổi của tâm niệm. v Thức: là sự hiểu biết phân biệt để tạo thành cái biết ở trong tâm.Source:http://www.lesyminhtung.com/index.php?op..._()_Lục căn là 6 cơ quan của con người , đó là : 1/ Nhãn căn : mắt . 2/ Nhĩ căn : tai . 3/ Tỷ căn : mũi . 4/Thiệt căn : lưỡi . 5/ Thân : toàn thân . 6/ ý căn : bộ não . Lục trần là 6 đối tượng , đó là : 1/ Sắc trần : tất cả hình tướng và màu sắc . 2/ Thanh trần : tát cả âm thanh . 3/ Hương trần : tất cả hương . 4/ Vị trần : tát cả vị . 5/ Xúc trần : tất cả cảm giác . 6/ Pháp trần : tất cả ảnh tượng được ghi lại trong não . Lục thức : 6 sự nhận thức khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần , đó là : 1/ Nhãn thức : thấy . 2/ Nhĩ thức : nghe . 3/ Tỷ thức : ngưỡi . 4/ Thiệt thức : nếm . 5/ Thân thức : sờ mó, xúc chạm . 6/ Ý thức : tư duy ._()_ Lục căn - Sáu căn (Lục căn chính là sáu giác quan của con người để nhận biết sự vật) là : 1. Nhãn (mắt) 2. Nhĩ (tai) 3. Tỵ (mũi) 4. Thiệt (lưỡi) 5. Thân (da thịt) 6. Ý (tư tưởng). Lục thức - Sáu thức (Lục thức có được là do Lục căn) gồm : 1. Nhãn thức: cái biết của mắt do nhìn thấy. 2. Nhĩ thức: cái biết của tai do sự nghe. 3. Tỹ thức: cái biết của mũi do sự ngữi. 4. Thiệt: cái biết của lưỡi do sự nếm. 5. Thân thức: cái biết của da thịt do đụng chạm. 6. Ý thức: cái biết của tư tưởng do trí não. Lục trần - Sáu trần (Trần là bụi, chỉ cõi trần. Lục trần là sáu cảnh nơi cõi trần diễn ra trước Lục căn, làm cho Lục căn sanh ra Lục thức) gồm có : 1. Sắc: cảnh vật có màu sắc xinh đẹp. 2. Thanh: âm thanh êm ái, lời nói ngọt ngào. 3. Hương: mùi thơm của hoa, của món ăn. 4. Vị: thức ăn ngon béo bổ. 5. Xúc: trang sức lụa là, da thịt mát mẻ. 6. Pháp: tư tưởng mưu tính thực hiện cho thỏa ý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét